Tết Trung Thu là ngày lễ cổ truyền giàu tính truyền thống và góp phần to lớn vào nét văn hóa của người Việt. Tết Trung Thu là dịp để mọi người cùng nhau uống trà ngắm trăng tròn. Với các bé thì ngoài ngày tết thiếu nhi thì Trung Thu cúng như vậy. Các bé có thể rước đèn ông sao, được phá cỗ với tất nhiều kẹo bánh, hoa quả mà các bạn rất thích. Và tại đây các bé sẽ được chơi những trò chơi dân gian Trung Thu truyền thống. Ngày trước các trò chơi dân gian trong ngày tết Trung thu đã trở thành tuổi thơ, một kí ức không thể nào quên. Những trò chơi dân gian trong dịp tết trung thu không chỉ tạo không khí vui tươi. Trò chơi dân gian giúp trẻ em tìm hiểu được nguồn gốc cũng như ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngày lễ này. Hãy cùng 1990 MEDIA tìm hiểu các trò chơi dân gian không thể bỏ qua trong dịp Trung Thu 2024 này nhé.
Top 10 trò chơi dân gian Trung thu
1. Rước đèn
Trò chơi dân gian không thể thiếu dịp Rằm tháng 8 chính là Rước đèn ông sao. Đèn ông sao là hình ảnh biểu tượng riêng cho ngày tết Trung Thu. Tất cả trẻ em trong khu phố tụ họp lại cùng nhau cầm những chiếc lồng đèn được ba mẹ cho cùng nhau trước đèn khắp phố phường. Cùng nhau thắp sáng những nơi mà nhóm trẻ đi qua.
Đây chắc chắn sẽ là kỉ niệm tuổi thơ mà cần lưu giữ tới tận mai sau. Rước đèn ông sao sẽ giúp các bé có thể hòa nhập và giao tiếp với đám đông. Giúp các bé tránh xa điện thoại, đỡ nhút nhát hơn và có ngày lễ đáng nhớ.
2. Múa lân
Múa lân là một trò chơi dân gian không thể thiếu mỗi dịp Trung thu về. Là trò chơi dân gian được yêu thích nhất. Tiếng trống múa lân thêm phần náo nhiệt cho cùng với những bước chân điêu luyện đẹp mắt của người múa lân. Trò chơi dân gian này có ý nghĩa xua đuổi tà ma, mang đến những điều tốt lành. Khi tiếng trống vang lên giòn giã, các chú lân nhiều màu sắc sẽ lắc lư nhảy múa.
Múa lân tùy theo vào từng đơn vị tổ chức có thể là một hoặc nhiều chú Lân. Màn biểu diễn múa lân là chính là cách tuyệt nhất để bắt đầu một đêm Trung thu tưng bừng.
3. Bịt mắt đập niêu
Ngoài múa lân, bịt mắt đập niêu là một trò chơi dân gian được nhiều tổ chức tại nhiều địa phương. Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể tham gia trò chơi này. Trò chơi còn giúp gắn kết tình thân giữa các thành viên trong gia đình.
Cách chơi: Bố hoặc mẹ sẽ được bịt mắt lại và cõng trẻ. Con ở trên lưng có nhiệm vụ chỉ đường cho bố, mẹ đi đến điểm đánh dấu trước. dùng gậy đập vào chiếc niêu bằng đất. Có thể thay thế bằng thú nhồi bông, đập đến khi nào đập trúng thì dành chiến thắng.
4. Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian tới tận bây giờ được rất nhiều trẻ em lựa chọn chơi. không chỉ trong dịp lễ mà vẫn còn chơi tại các trường học.
Cách chơi: Trò chơi rất thú vị cần khoảng 5 – 6 trẻ em chơi, trong đó 1 đứa đóng vai “ông chủ”, những đứa trẻ còn lại thì túm vai hoặc áo người đằng trước tạo thành một hàng dài.
Trẻ vừa đi vừa đọc “Rồng rắn lên mây. Có cái cây lúc lắc. Đến nhà hỏi thăm. Thầy thuốc nhà không?” nếu ông chủ trả lời “không” thì chúng đi tiếp còn nếu ông chủ nói “có”, trẻ sẽ hỏi: “Ông xin khúc nào?” Ông chủ có thể nói: “Cho xin khúc giữa hoặc xin khúc đuôi?”. Sau đó cả nhóm chạy. Nếu thầy thuốc chạm vào khúc mà mình đã xin, thì người đó sẽ phải làm ông chủ và chơi lại từ đầu.
5. Trò chơi mèo đuổi chuột
Chuột đuổi mèo là một trò chơi nhân gian không khí vui tươi vào ngày Trung thu. Những em nào nhanh nhẹn khéo léo sẽ có lợi thế trong trò chơi. Trò chơi cần 6 – 7 em trở lên. Cách chơi: Cử ra một bé làm chuột và các bé còn lại sẽ là mèo, ngồi bệt thành vòng tròn quay mặt vào tâm. Hai tay quơ ra phía sau lưng đón mồi. Bé làm chuột cầm chiếc khăn (mồi) chạy quanh ngoài vòng tròn và kín đáo thả khăn sau lưng một con “mèo” nào đó, cố gắng làm sao đừng để con ”mèo” đó biết… Chạy hết một vòng, nếu bé làm ”chuột” phát hiện thấy mèo kia chưa biết có khăn mồi sau lưng. Thì chuột có quyền cầm khăn mồi lên mà quất mạnh vào vai, vào lưng của chú mèo mất cảnh giác… Con ”mèo” bị thua phải đứng dậy chạy quanh tránh đòn, rồi về ngồi lại chỗ cũ thì thoát. Nếu mèo ranh ma hơn mà phát hiện khăn mồi sau lưng, thì cầm khăn đứng lên và lao đi đánh đuổi chuột kia quanh vòng tròn. Chuột tránh đòn phải chạy nhanh hết vòng và ngồi vào vị trí của mèo bỏ lại mới thoát. Trò chơi cứ thế liên tục với “chú chuột” mới chính là… “mèo” thắng cuộc.
6. Trò chơi úp lá khoai
Trò chơi dân gian đơn giản này ngày trước được rất nhiều trẻ em chơi, nhưng hiện nay nó đang bị mai một dần không còn nhiều trẻ nhỏ biết đến nữa.
Khi chơi, một người đại diện bắt đầu đọc “Úp lá khoai” và lấy tay của mình chỉ lên tay của tất cả mọi người, lúc này những người chơi còn lại đồng loạt ngửa hết bàn tay của mình lên để người đại diện chỉ vào.
Người đại diện vừa hát vừa lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay.
“Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống sình
Úi chà, úi da!”
Khi bài hát kết thúc ở từ cuối cùng là “Úi chà, úi da!”, người đại diện chỉ tay của mình vào tay của người chơi nào thì bàn tay của người chơi phải thụt vào hoặc người chơi đó phải chịu hình phạt đã giao từ trước.
7. Thổi tắt ngọn đèn
Cam Quýt Mít Xoài là trò chơi dân gian dịp Trung Thu tập thể không thể bỏ qua. Trò chơi không giới hạn số người. Các bé sẽ được xếp ngẫu nhiên thành hàng và đứng cách nhau 10 – 15cm. Một bé đứng ra làm trưởng nhóm. Các bé còn lại sẽ lần lượt đóng giả Cam – Quýt – Mít – Xoài. Sau khi chuẩn bị xong, trưởng nhóm sẽ cầm một trái banh nhỏ hoặc trái cây đặt vào tay của một bạn. Bạn nhỏ này có nhiệm vụ vượt qua 2 bạn bên cạnh để mang vật được giao về đích. Lúc này, bé có thể gọi tên một loại trái cây Cam, Quýt hay Mít hoặc Xoài để kiệu (cõng) mình về chỗ.
8. Trò chơi đi tàu hỏa
Đây là trò chơi dân gian Trung thu thích hợp cho các bé lứa tuổi mầm non và tiểu học. Trẻ sẽ đứng xếp hành và để tay lên vai nhau nối thành toa xe lửa. Khi người quản trò hô “Xe lên dốc” các bạn nhỏ cần nhón chân lên. Nếu nhận được khẩu lệnh “Xe xuống dốc” thì bé cần di chuyển bằng gót chân. Bé nào không kịp làm theo sẽ rời khỏi hàng. Người quản trò nên thay đổi hiệu lệnh liên tục để tăng sự vui nhộn và hấp dẫn cho trò chơi. Bé sẽ học được cách lắng nghe và thực hiện hành động đúng theo yêu cầu. Trò chơi Đi Tàu Hỏa cũng giúp bé có cơ hội kết nối cùng bạn bè.
9. Cử chỉ điệu bộ
Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau. Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh… Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).
10. Trốn tìm
Trò chơi dân gian cuối cùng trong danh sách. Và đây cũng là trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ nhiều người nhất. Bởi sự đơn giản không cần chuẩn bị dụng cụ hay số lượng người chơi. Không cần nói nhiều về luật chơi vì trò này quá phổ biến không chỉ chơi trong dịp tết Trung thu mà nó còn được chơi mỗi dịp các bé tụ họp hằng ngày. Chỉ cần oẳn tù tì tìm ra người thua bịt mắt đếm từ 1 – 100 để các bạn khác còn lại đi trốn, sau khi đếm hết 100 thì bắt đầu đi tìm những người đi trốn. Cứ xoay vòng như vậy mà chơi hoài không thấy chán.
Trên là 10 trò chơi dân gian 1990 MEDIA giới thiệu đến bạn. Để tạo lên một chương trình Trung Thu có ý nghĩa dành cho các bé cần có trò chơi dân gian để các bé cùng tham gia với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp khi tổ chức lễ Trung thu cho các bé cần có chương trình ca nhạc giúp các bé thể hiện năng khiếu của mình. Có thể là hát, múa, đóng kịch, đọc thơ…. Hy vọng bạn sẽ tổ chức cho con hoặc những đứa trẻ gần nhà để tạo nên không khí vui nhộn của ngày tết Trung thu xưa.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
1990 MEDIA
- Hotline: 0948 615 655
- Địa chỉ: Số 17 Trần Quốc Nghiễn, p.Hồng Gai, Hạ Long, Quảng Ninh
- Email: 1990mediavn@gmail.com
- Facebook: 1990 MEDIA